Chuyển đổi số, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp
Ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình, xác định tầm nhìn, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp cho Chuyển đổi số Quốc gia.
1. Chuyển đổi số: là sự ứng dụng công nghệ số vào toàn bộ hoạt động của quốc gia. Từ xây dựng Chính phủ số đến phát triển kinh tế số, xã hội số, Chuyển đổi số quốc gia hướng tới thay đổi quy trình, cách thức hoạt động của toàn bộ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Thay đổi nhận thức và hành vi của người dân theo hướng chuyển đổi số.
2. Mục tiêu của Chuyển đổi số: Chuyển đổi số quốc gia là chương trình phát triển trọng điểm. Mục tiêu xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Đồng thời hình thành và phát triển các doanh nghiệp số, có năng lực toàn cầu hóa.
Mục tiêu chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 (Chi tiết tại QD-749.signed.pdf)
3. Điểm mạnh và điểm yếu của Việt Nam khi thực hiện Chuyển đổi số quốc gia.
- Điểm mạnh: Việt Nam có nhiều lợi thế trong cuộc chạy đua chuyển đổi số. Nước ta có sự nhận thức nhanh chóng và kịp thời về chuyển đổi số. Toàn thể hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân Việt Nam có ý chí, khát vọng phát triển Việt Nam hùng mạnh. Nước ta không phải chịu quá nhiều áp lực và tổn thất lớn khi chuyển đổi công nghệ và mô hình cũ. Nước ta cũng có sự phát triển nhanh chóng trong hạ tầng Công nghẹ thông tin (CNTT), tỷ lệ sử dụng công nghệ. Nguồn nhân lực trẻ, sáng tạo, thích ứng nhanh. Chính trị ổn định, dân cư, địa lý và tài nguyên đều có lợi.
- Điểm yếu: Nước ta vẫn là nước đang phát triển. Thu nhập trung bình còn thấp. Do đó, nguồn đầu tư có hạn chế. Thêm nữa hệ thống chính sách, pháp lý còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Sự đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, đổi mới công nghệ, sáng tạo chưa được cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT chưa thực sự đáp ứng nhu cầu. Tỷ lệ các doanh nghiệp và người dân hiểu biết về CNTT còn rất thấp.
Chính vì vậy: Việt Nam còn nhiều điểm yếu khi thực hiện chuyển đổi số quốc gia nói chung, chuyển đổi số của doanh nghiệp nói riêng.
4. Cơ hội và thách thức khi thực hiện Chuyển đổi số quốc gia.
- Về cơ hội: Chính phủ số sẽ thúc đẩy hoạt động của Chính phủ được hiệu quả, minh bạch hơn. Nền kinh tế số thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp. Tạo ra nhiều giá trị mới, tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng. Xã hội số giúp mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận các dịch vụ như nhau, tạo sự bình đẳng xã hội. Các lĩnh vực được tối ưu hóa, giúp nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống toàn xã hội.
- Về thách thức: Có những mối quan hệ truyền thống có thể bị gián đoạn, thậm chí chấm dứt. Những doanh nghiệp không chịu thay đổi sẽ bị đào thải, thay thế;Thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên nghiệp. Người dân nước ta chưa có nhiều kiến thức và kỹ năng số; Các vấn đề việc làm khi lao động không đạt yêu cầu chuyển đổi số; Các vấn đề lớn về an toàn, an ninh mạng. Sự bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân, các quyền riêng tư bị đe dọa.
Chuyển đổi số mở ra cho Việt Nam nhất là doanh nghiệp nhiều cơ hội phát triển chưa từng có. Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa nhiều thách thức to lớn. Do đó, cần có chiến lược chuyển đổi số một cách hợp lý, từng bước vững chắc để tận dụng những cơ hội, vượt qua những thách thức. Hướng tới xây dựng và phát triển một xã hội số toàn diện.
HVM-HHDN tỉnh (ST)